Tình huống khẩn cấp trong nhà máy

TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

  1. Khái niệm về tình huống khẩn cấp.

Tình huống khẩn cấp là tình trạng hay sự cố xảy ra bất ngờ  và nguy hiểm, đe dọa hoặc có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hay tài sản, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

  1. Một số tình huống khẩn cấp.

Một số tình huống khẩn cấp xảy ra trong công ty, xí nghiệp liên quan đến công tác bảo vệ như: Cháy nổ, đình công, bạo động, trộm cắp, đánh nhau, các sự cố về thiên tai…

  1. Triển khai thực hiện.
  • Bộ phận an ninh (công ty dịch vụ bảo vệ hoặc an ninh công ty) có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện tài liệu các tình huống khẩn cấp và ứng phó tại mục tiêu dựa trên việc khảo sát và nghiên cứu thực tiễn về điều kiện, tính chất hoạt động nhằm hoàn thiện bộ tài liệu đầy đủ nhất.
  • Sau khi hoàn thiện tài liệu phải thông qua và được phê duyệt bởi BGĐ công ty.
  • Trước tiên, nhân viên bảo vệ cần được huấn luyện và là lượng chủ chốt phát hiện và và xử lý khi có tình huống khẩn cấp xáy ra. Tài liệu này cũng cần được huấn luyện cho toàn bộ cán bộ CNV nhà máy phản ứng trong mỗi tình huống cụ thể.

ỨNG PHÓ TRONG TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP.

  1. Trường hợp cháy nổ.

Khi phát hiện cháy nổ hoặc nhận được tin báo về cháy nổ từ bộ phận, đầu tiên bảo vệ phải phát lệnh báo động, đồng thời cắt cầu dao điện khu vực xảy ra cháy, chỉ huy và huy động nhân lực, thiết bị chữa cháy để dập tắt đám cháy. Nếu xét thấy có nguy cơ xảy ra cháy lớn thì phải báo ngay cho cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp (114) và lãnh đạo giám đốc công ty. Trong khi chờ đợi, nhân viên bảo vệ chỉ huy và huy động nhân lực thiết bị chữa cháy khống chế không cho đám cháy lây lan sang các nơi khác, sơ tán người ra khỏi nhà máy và tập trung tại điểm tập kết, di dời tài sản có giá trị ra xa khu vực cháy, lập vành đai an toàn không cho người lao động hoặc người lạ vào khu vực công ty hay khu vực nguy hiểm. Trường hợp có người bị nạn phải sơ cấp cứu hoặc gọi xe cấp cứu (115), trong trường hợp nguy kịch phải chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ tìm nguyên nhân cháy nổ, khi có kết luận hoặc ý kiến của cơ quan công an hay BGĐ công ty thì bảo vệ mới giải tán hiện trường cho người lao động vào làm việc.

  1. Trường hợp đình công – bãi công.

Trong trường hợp tập thể hoặc nhóm người lao động tụ tập đình công, bãi công thì nhân viên bảo vệ phải cố gắng duy trì cuộc đình công, bãi công trong trật tự mà pháp luật cho phép (không được xô đẩy, đánh đập hoặc có những lời lẽ nhục mạ, kích động đối với người lao động tham gia đình công, bãi công). Lập vành đai an toàn cho lãnh đạo công ty, đại diện chính quyền trong lúc đối thoại trực tiếp với người đại diện cho người lao động đình công, bãi công. Trấn áp và bắt giữ những người lao động có hành động quá khích đập phá tài sản công ty, có những hành động uy hiếp đến tính mạng của những người xung quanh, có hành vi lợi dụng cơ hội để trộm cắp tài sản công ty.

  1. Trường hợp thiên tai – mưa bão.
  • Nếu có mưa bão, lốc lớn mất điện toàn khu vực (thời gian dài) hay hệ thống tường rào ngã đỗ, hư hại nặng thì nhân viên bảo vệ phải thông báo cho Lãnh đạo công ty biết đồng thời tăng cường tuần tra canh gác chặt chẽ khu vực cổng ra vào, đặc biệt là khu vực có tường rào ngã đỗ đề phòng kẻ gian lợi dụng, đột nhập trộm cắp.
  • Lập biên bản ngay và bảo vệ hiện trường chờ cơ quan chức năng đến xử lý trong các trường hợp phát hiện mất cắp nguyên vật liệu, kẻ gian đột nhập cạy cửa, cạy tủ, tháo gở tài sản hay tai nạn dẫn đến chết người…
  • Khi giao nhận ca, bảo vệ ca trực trước có trách nhiệm bàn giao, báo cáo đầy đủ những công việc, diễn biến trong ca trực của mình, những công việc đang giải quyết dỡ dang, những công việc còn tồn đọng chưa giải quyết để ca sau tiếp tục thực hiện.

Phòng nghiệp vụ công ty TNHH DVBV Sepre

0908002389