Tài liệu Phòng cháy chữa cháy

MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PCCC

  1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA CHÁY:
  2. Khái niệm cháy:
  • Theo khoa học thì cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
  • Theo luật PCCC thì cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
  1. Dấu hiệu đặc trưng của sự cháy:
  • Có phản ứng hóa học giữa chất cháy với oxy.
  • Có tỏa nhiệt, có phát sáng.

Ví dụ: những hiện tượng sau đây không phải là sự cháy:

+ Bóng đèn sáng là hiện tượng lý học, từ  điện năng sinh ra quang năng và nhiệt năng.

+ Vôi sống gặp nước có phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

  1. Sản phẩm chủ yếu sau khi cháy:

Khí carbonic (CO2); hơi nước.

  1. Những yếu tố cần thiết ch sự cháy:
  2. Các yếu tố của sự cháy.
  • Chất cháy: Có 3 thể; đó là:

+  Thể rắn: Gỗ, cao su, bông, vải, lúa gạo…

+  Thể lỏng: Xăng, dầu, benzen, axeton…

+  Thể khí: Axetylen (C2H2), Axitcarbon, Metan, gas…

  • Nguồn nhiệt:

+  Ngọn lửa trần: ngọn lửa của lò đốt, lò phản ứng nhiệt, bếp đun nấu, thắp hương, hút thuốc, hàn cắt kim loại…

+  Nguồn nhiệt do va đập, ma sát giữa các vật rắn.

+  Nguồn nhiệt hình thành do sự gia tăng nhiệt độ của khí khi bị nén.

+  Nguồn nhiệt hình thành do phản ứng hóa học sinh nhiệt.

+  Nguồn nhiệt hình thành do năng lượng điện, chập mạch, quá tải, điện trở tiếp xúc, sự truyền nhiệt của các thiết bị đốt nóng hay các thiết bị tiêu thụ điện khác.

  • Nguồn Oxy.

+  Ôxy trong không khí.

+  Ôxy do phản ứng hóa học tạo ra.

+  Ôxy có sẵn trong không khí.

  1. Các điều kiện để hình thành sự cháy.
  • Có nguồn nhiệt thích ứng: là nguồn nhiệt có nhiệt độ cần thiết để nung nóng chất cháy hóa hơi và bắt cháy.
  • Có nguồn ôxy cần thiết: Để duy trì sự cháy, hàm lượng ôxy phải chiếm từ 14% thể tích không khí trở lên. Nếu hàm lượng ô xy thấp hơn 14% thì trong môi trường đó sự cháy không xảy ra. Trong môi trường sống, ôxy chiếm 21% không khí, như vậy, hầu như ở đâu, lúc nào thành phần ôxy cũng đảm bảo cho sự cháy xảy ra và duy trì sự cháy. Tuy nhiên trong thực tế, cá biệt có loại chất cháy cần ít hoặc không cần lượng ôxy từ bên ngoài, vì bản thân loại chất cháy đó đã hình thành ôxy, hoặc dưới tác dụng của nhiệt, chất cháy đó tự sinh ra ôxy đủ mức để duy trì sự cháy.
  • Có điều kiện tiếp xúc: Chất cháy, ôxy, nguồn nhiệt phải được tiếp xúc với nhau trong một không gian và thời gian nhất định.
  1. NGUYÊN NHÂN CHÁY, NGUYÊN NHÂN VỤ CHÁY.
  2. Nguyên nhân cháy:

Nguyên nhân cháy là sự xuất hiện của một yếu tố hay điều kiện nào đó của sự cháy trong trường hợp bất bình thường mà yếu tố hay điều kiện đó chủ động tác động lên các yếu tố, điều kiện còn lại làm cho sự cháy xuất hiện.

Trong thực tế, các vụ cháy xảy ra thì nguyên nhân cháy chủ yếu là do hai yếu tố: chất cháy, nguồn nhiệt và 02 điều kiện: tiếp xúc và thời gian tiếp xúc giữa chất cháy và nguồn nhiệt. do vậy, nguyên nhân cháy có thể được phân loại như sau:

  • Nguyên nhân cháy do nguồn nhiệt gây ra. Đó là trường hợp mà nguồn nhiệt xuất hiện ở môi trường đang có đầy đủ các yếu tố và điều kiện đầy đủ của sự cháy, tác động lên chất cháy gây ra cháy. Ví dụ: tại một nơi đang bơm rót xăng dầu, hỗn hợp hơi khí cháy đang tồn tại, một người nào đó đang hút thuốc gây ra cháy.
  • Nguyên nhân cháy do chất cháy gây ra. Đó là trường hợp chất cháy đang xuất hiện trong môi trường đang tồn tại các yếu tố và điều kiện khác của sự cháy. Ví dụ: hai gia đình ở liền kề nhau, có vách ngăn kín, một bên đang đun nấu bằng bếp dầu, bên kia vô tình rót xăng vào xe máy, xăng tràn ra ngoài gặp lửa bếp nhà bên cạnh gây cháy.
  • Nguyên nhân cháy do sự tiếp xúc bình thường hoặc do thời gian tiếp xúc giữa chất cháy và nguồn nhiệt vượt quá khả năng kiểm soát của con người và thiết bị máy móc gây ra cháy. Đó là những trường hợp trong sản xuất, nghiên cứu khoa học…cả hai yếu tố chất cháy và nguồn nhiệt song song tồn tại. ví dụ: trong phân xưởng dệt người ta vẫn sử dụng ngọn lửa trần để đốt lông vải, yêu cầu đặt ra là khoảng cách tiếp xúc và thời gian tiếp xúc giữa ngọn lửa và mặt vải phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, nếu không sẽ gây ra cháy.
  1. Nguyên nhân vụ cháy:

Nguyên nhân vụ cháy là sự tạo ra các yếu tố, điều kiện hình thành sự cháy làm thiệt hại tài sản, tính mạng, sức khỏe con người, ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Trong thực tế, các vụ cháy xảy ra có các nguyên nhân chủ yếu sau:

  1. Do sơ suất bất cẩn:

Khái niệm: Là sự vô ý của con người đã tạo ra các yếu tố và điều kiện gây cháy.

Một số trường hợp gây cháy cụ thể: Người gây cháy không hiểu biết về cơ chế của quá trình cháy, về tính chất nguy hiểm của cháy của các chất cháy, không biết được khả năng bắt cháy khi có nguồn nhiệt; do nhầm lẫn trong sử dụng chất cháy, trong sắp xếp, bảo quản hàng hóa, trong thao tác kỹ thuật, trong sử dụng các thiết bị có chứa hoặc tạo ra nguồn nhiệt.

  1. Khái niệm: là hành vi cố ý làm trái các quy định an toàn pccc dẫn tới các việc tạo ra các yếu tố, điều kiện phát sinh đám cháy.

Một số trường hợp gây chất cụ thể: hành vi không chấp hành, chấp hành không đầy đủ các quy định an toàn pccc trong thẩm duyệt thiết kế các quy định pccc, thi công, xây dựng và nghiệm thu công trình, sử dụng công trình, vận hành thao tác kỹ thuật thiết bị máy móc, vận chuyển, bảo quản, sử dụng chất cháy, chất nổ, và sử dụng các loại nguồn nhiệt, hàn cắt kim loại…

  1. Do tác động của sự cố thiên tai:

Khái niệm: Do tác động của sự cố thiên nhiên tạo ra nguồn nhiệt hoặc làm cho chất cháy và nguồn nhiệt tiếp xúc với nhau gây cháy.

Một số trường hợp gây cháy cụ thể: Nguồn nhiệt gây cháy được tạo ra từ năng lượng điện của sét đánh thẳng vào công trình do không có thu lôi chống sét hoặc có nhưng không đảm bảo, do tác động của bảo, lũ lụt, động đất, hoạt động của núi lửa làm cho chất cháy tiếp xúc với nguồn nhiệt gây cháy.

  1. Do đốt:

Khái niệm: Là hành vi cố ý tạo ra các điều kiện để làm cho đám cháy phát sinh, phát triển nhằm tiêu hủy tài sản, chứng cứ, tính mạng, sức khỏe con người, xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự xã hội.

Một số trường hợp gây cháy cụ thể: Đốt với động cơ phản cách mạng, đốt để che dấu sự phạm tội, đốt do mâu thuẫn, bất mãn, đốt vì mục đích trục lợi.

III. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CĂN BẢN.

  1. Phương pháp phòng cháy:
  2. Tác động vào chất cháy:
  • Loại trừ những chất cháy không cần thiết trong khu vực nguồn nhiệt.
  • Hạn chế khối lượng chất cháy để giảm tải trọng chất cháy trên một đơn vị diện tích.
  • Thay chất dễ cháy bằng chất không cháy hoặc khó cháy.
  • Thay đổi tính chất nguy hiểm cháy của chất cháy: ngâm tẩm chất cháy trong dung dịch chống cháy để trở thành khó cháy, trong quá trình sản xuất vật liệu hàng hóa … cần pha trộn một số chất chống cháy làm cho những sản phẩm đó khó cháy hơn.
  • Bảo quản chất cháy trong môi trường kín: Dùng vữa để trát, kim loại bọc bên ngoài chất cháy, dùng sơn chống cháy quét lên bề mặt các vật liệu, kiện dễ cháy. Chất lỏng dễ cháy được đựng trong các thiết bị kín, không rò rỉ, không bay hơi.
  1. Tác động vào nguồn nhiệt:
  • Triệt tiêu nguồn nhiệt ở những nơi có chất nguy hiểm cháy.
  • Quản lý giám sát nguồn nhiệt: việc quản lý giám sát nguồn nhiệt có thể do con người trực tiếp thực hiện hoặc dùng thiết bị kỹ thuật.
  • Cách ly nguồn nhiệt với vật cháy, tạo khoảng cách an toàn giữa nguồn nhiệt với chất cháy.
  1. Tác động vào nguồn ôxy:

Bơm một lượng không khí không cháy vào môi trường cần được bảo vệ để làm giảm lượng ôxy trong không khí.

Hút hết không khí tạo môi trường chân không.

  1. Phương pháp chữa cháy.
  2. Phương pháp làm lạnh.

Phun chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao để hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của chất đó.

  1. Phương pháp cách ly.

Dùng thiết bị, lớp chất bọt, lớp chất có khả năng ngăn cách được ô xy, ngăn ô xy tham gia phản ứng cháy.

Tạo khoảng cách giữa vùng bị cháy với những công trình xung quanh vùng bị cháy.

  1. Phương pháp làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy.
  2. Phương pháp ức chế hóa học.

Phun hóa chất vào vùng cháy để làm chậm phản ứng cháy, tiến tới triệt tiêu đám cháy.

  1. QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHỮA CHÁY KHI CÓ CHÁY XẢY RA.
  2. Báo động, báo cháy.
  • Báo động cho toàn đơn vị biết khi có cháy xảy ra bằng tín hiệu lệnh chuông, kẻng, thông tin trên loa phát thanh.
  • Báo cháy cho lực lượng cảnh sát pccc theo số điện thoại 114, cử người đón, hướng dẫn cho xe chữa cháy tiếp cận nguồn nước, đám cháy.
  1. Trực tiếp cắt điện hoặc báo cho cơ quan điện lực để cắt điện khu vực bị cháy hoặc toàn bộ cơ sở khi cần thiết.
  1. Tổ chức cứu người, cứu tài sản.
  • Hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người bị mắc kẹt trong đám cháy.
  • Tổ chức cứu tài sản, bảo vệ tài sản cứu được.
  1. Tổ chức chữa cháy.

Xác định rõ loại chất cháy, quy mô đám cháy, diễn biến đám cháy để đưa ra phương án cứu chữa đạt kết quả nhất.:

  • Đám cháy nhỏ, mới phát sinh, chất cháy rắn thì dùng bình chữa cháy xách tay hoặc nước để chữa cháy, nếu cháy các thiết bị điện tử thì dùng bình bột CO2 để dập lửa.
  • Nếu tại cơ sở có hệ thống chữa cháy vách tường hoặc máy bơm chữa cháy di động thì khi có cháy phải có lực lượng khởi động ngay hệ thống khởi động hoặc máy bơm để dập cháy.
  1. Tham gia bảo vệ hiện trường và cung cấp thông tin xác thực về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  1. Khắc phục hậu quả vụ cháy.
  • Tổ chức cấp cứu người bị nạn, cứu trợ, giúp đở người bị hại để ổn định cuộc sống.
  • Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội.
  • Kiện toàn, bổ sung trang thiết bị pccc đưa vào thường trực.

BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH TAY THÔNG DỤNG

  1. BÌNH BỘT CHỮA CHÁY.
  2. Tác dụng và cách sử dụng bình bột chữa cháy.
  3. Tác dụng chữa cháy.

Bột chữa cháy khi được phun vào đám cháy sẽ có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác còn có tác dụng ngăn cản hơi khí cháy đi vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

  1. Cách sử dụng:

Khi phát hiện thấy cháy, thực hiện các bước sau:

  • Nhanh chóng xách bình đến đám cháy, đứng cách đám cháy từ 1,5 đến 2 m.
  • Dốc ngược bình và lắc bình 5 đến 7 lần để bột bình tơi ra.
  • Rút chốt hãm.
  • Một tay cầm voi phun hướng vào đám cháy, một tay bóp mạnh tay cầm để xả bột dập tắt đám cháy.
  1. Những điều cần lưu ý khi sử dụng bình bột chữa cháy xách tay.
  • Khi chữa các đám cháy ngoài trời cần đứng xuôi chiều đám cháy.
  • Bình bột chữa cháy chỉ có tác dụng tốt khi dập tắc các đám cháy có diện tích nhỏ hoặc bằng giới hạn cho phép của bình (bình chữa cháy 4kg bột chữa hiệu quả đám cháy có diện tích khoảng 1,5 m2, còn bình 8kg khoảng 2,5m2
  • Nếu bảo quản đúng, bình chữa cháy có thể sử dụng được rất lâu.
  1. BÌNH CHỮA CHÁY KHÍ CO2
  2. Tác dụng chữa cháy và những lưu ý khi sử dụng bình CO2.
  3. Tác dụng chữa cháy:

Bình khí CO2 đặc biệt có hiệu quả đối với đám cháy thiết bị điện, điện tử, vi mạnh như: tivi, tủ lạnh, máy vi tính…vì sau khi dập tắt đám cháy, khí CO2 ít gây hư hỏng máy móc, thiết bị trong khu vực cháy.

  1. Những lưu ý khi sử dụng:
  • Khi sử dụng bình CO2để chữa cháy, càng đưa loa phun vào gần đám cháy thì việc chữa cháy càng có hiệu quả.
  • Trong trường hợp chữa đám cháy có điện phải mang đầy đủ găng tay, ủng cách điện và đảm bảo đủ khoảng cách an toàn.
  • Phải phun liên tục cho đến khi lửa tắt hoàn toàn, phải đúng xuôi chiều gió, nếu đám cháy đã tắt mà vẫn còn khí trong bình thì đóng van lại để sử dụng tiếp.
  • Không nên sử dụng bình khí CO2để chữa cháy đám cháy ngoài trời, nơi thoáng gió vì sẽ làm giảm hiệu quả chữa cháy của bình.
  • Khi sử dụng bình CO2để chữa cháy phải cầm vào phần nhựa hoặc gỗ của loa phun, không chạm vào phần kim loại của bình và nhất là không để khí CO2 phun vào người vì sẽ gây bỏng lạnh.
  • Tuyệt đối không sử dụng bình khí CO2để chữa đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm vì khi phun khí CO2 vào những đám cháy có các chất trên sẽ gây ra phản ứng hóa học, tạo ra khí CO2 là sản phẩm khí độc hại có nguy hiểm cháy nổ, làm cho đám cháy phát triển phức tạp hơn.
  1. CÁCH BẢO QUẢN, KIỂM TRA BÌNH KHÍ CO2, VÀ BÌNH BỘT CHỮA CHÁY XÁCH TAY.

Việc bảo quản kiểm tra đối với bình khí CO2 và bình bột chữa cháy xách tay được thực hiện như sau:

  1. Bình chữa cháy phải được kiểm tra lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày sau đó. Bình chữa cháy không còn khả năng nạp lại phải được thay thế. Trong khi mang bình đi nạp lại cần phải thay thế bằng bình dự trữ cùng chủng loại, có tình năng, tác dụng tương ứng.
  2. Bảo quản, kiểm tra bình CO2.
  • Kiểm tra lượng khí CO2trong bình bằng cách cho lên cân, sau đó so sánh trọng lượng bình khi kiểm tra với trọng lượng bình được nhà chế tao ghi trên vỏ bình (trọng lượng vỏ bình, trọng lượng khí được nạp vào vỏ bình, trọng lượng toàn bộ bình). Nếu trọng lượng của bình <10% trọng lượng ghi trên vỏ bình phải đưa đi nạp lại.
  • Kiểm tra độ kín của bình bằng cách nhúng bình vào nước để xem có bị rò rỉ khí CO2hay không.
  • Kiểm tra các bộ phận liên kết và phụ kiện của bình như loa, vòi phun có bị dập, vở không, vỏ, chân đế của bình có bị han gỉ không và rắc có nối vòi phun với bình có được vặn chặt không.

Sau khi kiểm tra bình, phải dán phiếu kiểm tra vỏ bình, trên phiếu cần ghi rõ số hiệu, ký hiệu bình, ngày kiểm tra, kết quả kiểm tra và tên người kiểm tra, kết luận về tình trạng và chất lượng của bình.

  • Bình phải được đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy, có nhiệt độ môi trường <45oC, tránh để nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, tránh môi trường kiềm, axit.
  1. Bảo quản, kiểm tra bình bột chữa cháy.

Kiểm tra bình bột bằng cách kiểm tra đồng hồ áp lực gắn trên cổ bình, nếu kim áp lực nằm trên vạch đỏ thì phải đưa bình đi nạp lại; dốc ngược bình và lắc vài lần cho bột tơi xốp không bị đóng cục.

Cũng giống như bình CO2, bình bột cũng phải đặt ở nơi dễ thấy, dễ lấy, có nhiệt độ môi trường <45oC, tránh môi trường kiềm, axit.

  1. Ý NGHĨA CỦA CÁC KÝ TỰ A, B, C, D, E GHI TRÊN BÌNH CHỮA CHÁY.

Các ký hiệu A, B, C, D, E ghi trên bình chữa cháy có ý nghĩa như sau:

  • Ký hiệu A là bình chữa cháy chất rắn.
  • Ký hiệu B là bình chữa cháy chất lỏng,
  • Ký hiệu C là bình chữa cháy chất khí.
  • Ký hiệu D là bình chữa cháy các đám cháy kim loại nhẹ, kim loại kiềm, và hợp kim của chúng.
  • Ký hiệu E là bình chữa cháy dùng để chữa các đám cháy thiết bị điện đang có hiệu điện thế (thông thường chỉ chữa cháy các thiết bị điện có hiệu điện thế dưới 1,5KV).
  • Dựa vào ký hiệu trên người ta có thể lựa chọn trang bị các loại bình chữa cháy phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy của công trình cần bảo vệ.
  1. Ý NGHĨA CÁC VẠCH ĐỎ, VÀNG XANH, GHI TRÊN ĐỒNG HỒ ÁP KẾ GẮN TRÊN BÌNH BỘT CHỮA CHÁY.

Đồng hồ gắn trên bình bột chữa cháy có tác dụng chỉ áp lực khí nén ở bên trong bình. Khi trong bình còn đủ lượng khí để đẩy bột ra khỏi bình thì kim chỉ ở vạch xanh; kim chỉ vạch đỏ là bình đã hết khí; kim chỉ vạch vàng là áp lực khí nén đã tăng quá mức quy định.

  1. PHÒNG CHÁY TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG ĐIỆN.
  2. Những nguyên nhân gây ra cháy trong sử dụng điện:

Những nguyên nhân gây ra cháy trong sử dụng điện bao gồm:

  1. Cháy do chập mạch điện.
  • Chập mạch điện là hiện tượng các pha chập nhau (đối với mạch trung tính cách điện với đất) hoặc là hiện tượng các pha chập nhau và chạm đất (đối với mạch trung tính trực tiếp nối đất). Nói cách khác là hiện tượng mạch điện bị nối tắt qua một tổng trở rất nhỏ coi như bằng không.
  • Nguy hiểm cháy khi xảy ra chập mạch điện:

+ khi xảy ra chập mạch điện, cường độ dòng điện tăng lên đột ngột, nhiệt lượng tỏa ra trong dây dẫn rất lớn, sinh ra tia lửa điện làm cho dây dẫn tại điểm chập điện bị nung đỏ, gây cháy lớp cách điện dẫn tới cháy lan ra các vật xung quanh. Trong vùng chập mạch điện nhiệt độ dòng điện rất lớn nên xảy ra hiện tượng nổ điện tại điểm nối giữa hai dây dẫn chạm nhau và làm nóng chảy dây dẫn. do nổ điện nên tạo ra khối lượng hạt kim loại mang năng lượng nhiệt đủ lớn bắn ra môi trường khi gặp vật liệu dễ cháy sẽ bắt cháy.

+ Chập mạch xảy ra sẽ làm điện áp giảm mạnh dẫn đến động cơ điện ngừng hoạt động, gây cháy hỏng thiết bị.

  1. Cháy do dòng điện quá tải.

Quá tải là trạng thái sự cố, khi đó trong dây dẫn của mạng điện, máy móc, thiết bị điện xuất hiện dòng điện lớn hơn dòng điện cho phép lâu dài theo tiêu chuẩn.

Khi dây dẫn, cáp dẫn hoặc thiết bị điện quá tải, nhiệt lượng tỏa ra môi trường lớn hơn bình thường, có thể làm cháy lớp vỏ cách điện của dây dẫn và cháy lan ra các vật xung quanh.

  1. Cháy do đấu nối điện không đúng kỹ thuật.

Đấu nối điện không đúng kỹ thuật (tiếp xúc không tốt) sẽ dẫn đến các trường hợp sau:

  • Khi dòng điện chạy qua, điện trở tại điểm đấu nối tăng lên, phát sinh nhiệt làm điểm nối kim loại nóng đỏ, gây ra hiện tượng phóng tia lửa điện có thể làm cháy các vật xung quanh.
  1. Cháy do sự truyền nhiệt của thiết bị tiêu thụ điện.

Các thiết bị tiêu thụ điện sinh nhiệt như bóng điện tròn, bàn là, bếp điện, lò sưởi điện khi sử dụng, lượng nhiệt của các thiết bị này tỏa ra rất lớn, nhiệt độ này lướn hơn nhiệt độ bốc cháy của một số chất cháy. Do đó, khi sử dụng thiết bị sinh nhiệt nếu không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy rất dễ xảy ra cháy.

  1. Các biện pháp phòng cháy trong sử dụng điện.

Để đề phòng các vụ cháy xảy ra trong việc sử dụng điện, cần lưu ý các biện pháp sau:

  1. Thiết kế lắp đặt hệ thống điện phải tuân thủ nghiêm tiêu chuẩn an toàn điện và pccc, đặc biệt đối với những môi trường có nhiệt đô cao, có chất ăn mòn nguy hiểm cháy, nổ phải chọn dây dẫn, thiết bị điện đảm bảo an toàn, phù hợp với khu vực đó.
  2. Lắp đặt các thiết bị bảo vệ đúng tiêu chuẩn, không tự ý thay đổi các thiết bị tự ngắt để các thiết bị này hoạt động chính xác, kịp thời ngắt mạch khi xảy ra chập mạch, quá tải. nên lắp đặt hệ thống thu lôi, chống sét cho hệ thống điện.
  3. Lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với phụ tải và có hệ số dự phòng. Không dùng nhiều thiết bị điện cùng lúc và cùng một ổ cắm.
  4. Khi đấu nối dây dẫn phải đấu nối sole và quấn băng keo cách điện, không nối hai dây dẫn có chất liệu và điện trở khác nhau để dẫn điện.
  5. Thường xuyên và định kỳ phải kiểm tra để phát hiện và khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót không đảm bảo an toàn pccc của hệ thống điện.
  6. Không để các vật dễ cháy gần bảng điện, cầu dao, cầu chì, các thiệt bị điện sinh nhiệt.
  7. Ngắt nguồn điện và các thiết bị điện khi không sử dụng điện và khi mất điện.
  8. Khi xảy ra cháy do điện phải nhanh chóng ngắt điện, báo cho mợi người xung quanh và cảnh sát pccc biết và tích cực tổ chức chữa cháy.
  9. PHÒNG CHÁY TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG XĂNG DẦU.
  10. Tính chất nguy hiểm của cháy nổ xăng dầu.
  • Xăng dầu rất dễ bay hơi, đặc biệt là xăng, kể cả khi nhiệt dộ môi trường xuống rất thấp, xăng vẫn hóa hơi, kết hợp với ôxy trong không khí tạo thành hỗn hợp cháy, nổ. xăng dầu có thể bắt cháy ở nhiệt độ rất thấp (-39oC); tốc độ cháy nhanh từ 20-30m/s và khi cháy tỏa ra nhiệt lượng lớn, kèm theo các sản phẩm cháy độc hại, nên cực kỳ nguy hiểm à Ý nghĩa: xăng dầu luôn nguy hiểm cháy nổ ở mọi thời điểm vì luôn tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy nổ.
  • Hơi xăng dầu nặng hơn không khí 2,5 lần, khi khuyếch tán vào không khí thường bay là là trên mặt đất và tích tụ ở những chỗ trũng, chỗ kín, khuất gió. Khi đạt mức độ nhất định sẽ tạo thành hỗn hợp cháy nổ nguy hiểm.
  • Xăng dầu là chất lỏng không hòa tan trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi trên mặt nước và nhanh chóng loang rộng ra xung quanh, gặp nguốn lửa sẽ bắt cháy. à ý nghĩa trong chữa cháy: không dùng nước để chữa cháy vì làm đám cháy lan rộng.
  • Xăng dầu là một chất điện môi, có khả năng có khả năng phát sinh tỉnh điện trong quá trình bơm rót, vận chuyển gây ra hiện tượng phóng tia lửa điện và gây cháy.
  • Xăng dầu có khả năng tạo thành sunfua sắt vì trong thành phần xăng dầu có lưu huỳnh tác dụng với kim loại (ví dụ như thiết bị chứa) tạo thành các sunfua sắt (FeS2, Fe2S2) các sunfua sắt tác dụng với ôxy của không khí tỏa ra một nhiệt lượng lớn, trong điều kiện nhất định có thể gây cháy hỗn hợp hơi xăng dầu và ôxy trong không khí tồn tại trên bề mặt thoáng của thiết bị chứa.
  1. Những nguy cơ gây ra cháy, nổ trong sử dụng xăng dầu.
  2. Trong sản xuất.
  • Sử dụng xăng dầu không an toàn trong khu vực có nguồn lửa, nguồn nhiệt.
  • Trữ chứa xăng dầu quá quy định trong khu vực sản xuất, xăng dầu bay hơi, rò rỉ.
  • Không có hệ thống thông gió trong khu vực sản xuất có sử dụng xăng dầu để hơi xăng dầu tích tụ thành hỗn hợp nổ.
  • Hút thuốc là gần nơi khu vực chứa xăng dầu.
  • Dây dẫn điện không đảm bảo gần khu vực chứa xăng dầu.
  • Hệ thống điện, hệ thống chống sét, chống tĩnh điện không đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại nơi chứa, sử dụng xăng dầu.
  • Nguồn nhiệt từ, nguồn lửa từ máy móc sản xuất.

III. Cách chữa cháy một đám cháy xăng.

  1. Đối với đám cháy nhỏ.
  • Đám cháy nỏ có thể dùng chăn sợi, bao bì nhúng nước phủ kín hoặc dùng bình chữa cháy bằng bột để dập tắt đám cháy.
  1. Trường hợp thùng phuy, can chứa xăng dầu cháy có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước phủ kín chổ bị cháy. Đồng thời di chuyển những thùng phuy chưa bị cháy ra nơi an toàn, dùng nước làm mát thùng phuy xung quanh chống cháy lan, nếu xăng dầu chảy tràn ra ngoài mặt đất gây cháy thì dùng đất, cát phủ kín đám cháy.
  2. Đối với đám cháy phức tạp.
  • Trường hợp kho, bể, xi tec chứa xăng dầu bị cháy, tốc độ cháy lớn, ngọn lửa bốc cao, nhiệt độ của ngọn lửa khoảng 1,100oC có thể làm vở hoặc biến dạng thiết bị chứa. trong trường hợp kho, bể, xi tec có lẫn nước có thể xảy ra hiện tượng sôi trào làm xăng dầu bắn ra ngoài hoặc bắn tung tóe tạo thành những đám cháy mới. trong trường hợp như vậy việc chữa cháy là hết sức khó khăn nên cần tuân thủ các bước sau:

+ Báo động toàn cơ quan.

+ Báo động cho lực lượng cảnh sát PCCC, công an hoặc chính quyền nơi gần nhất.

+ Sơ tán tài sản, phuy xăng dầu lân cận ra vị trí an toàn (nếu có thể).

+ Dùng hệ thống phun nước làm mát bể bị cháy và các bể lân cận.

+ Dùng hệ thống phun bọt dập tắt đám cháy.

+ Thông báo tình hình cháy, loại chất cháy… theo yêu cầu của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

+ Chịu sự chỉ huy của lực lượng cảnh sát PCCC chuyên nghiệp.

+ Bảo vệ hiện trường vụ cháy.

VII. PHÒNG CHÁY TRONG QUÁ TRÌNH HÀN ĐIỆN.

  1. Những nguy cơ xảy ra cháy khi hàn điện:

Khi hàn điện nếu không tuân thủ các biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy sẽ xuất hiện những nguy cơ cháy sau:

  • Ngọn lửa và tia hồ quang, những hạt kim loại nóng chảy, hoặc kim loại nóng đỏ có thể làm cháy nhiều loại vật liệu như vỏ cách điện của dây điện, cấu kiện có thể cháy được của nhà, nguyên vật liệu của quá trình sản xuất, phế liệu xây dựng, phế liệu sản xuất, các chất lỏng, khí cháy có trong các thiết bị, máy móc có thể gây ra cháy. Trong một số trường hợp, những hạt kim loại nóng đỏ có thể bắn xa đến 5m, tiếp xúc với các chất dễ cháy gây ra cháy.
  • Trường hợp khi hàn trên cao vày hàn, kim loại nóng đỏ, mẫu que hàn còn lại rơi xuống những vật liệu dễ cháy ở dưới có thể gây ra cháy.
  • Cháy còn có thể xảy ra do vận hành không đúng và hỏng hóc thiết bị hàn dẫn đến ngắn mạch trong mạch điện của cơ sở, máy hàn, dây dẫn hay quá tải của mạng điện. quá tải trên mạng điện cơ sở, dây dẫn điện hàn, máy biên áp, máy phát điện do chọn dây dẫn, que hàn không đúng quy định.
  • Nguy hiểm cháy do điện trở chuyển tiếp ở những chỗ tiếp xúc không tốt (chỗ nối, dây nối và thanh dẫn máy biến áp, máy phát). Đặc biệt là điện trở chuyển tiếp ở những chổ hở.
  • Dùng dây dẫn và chi tiết nối từ nguồn điện đến chi tiết hàn không đúng như dùng thanh sắt, ống dẫn khí sưởi ấm và cấu kiện kim loại của tòa nhà, mái nhà kim loại… làm dây dẫn làm điện trở chuyển tiếp lớn và có thể gây cháy.
  1. Những biện pháp an toàn phòng cháy và chữa cháy khi hàn điện.

Để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy khi hàn điện cần tuân thủ nghiêm các điều kiện sau:

  • Thợ hàn phải đủ tuổi lao động, có sức khỏe tốt, có chứng chỉ đào tạo nghề hàn điện và thẻ an toàn về bảo hộ lao động, có giấy chứng nhận đã qua huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, có đủ phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng cho thợ hàn điện.
  • Trước khi hàn phải kiểm tra và dọn vệ sinh khu vực hàn trong vòng bán kính 5m cách các vật liệu cháy. Để bảo vệ chống cháy có thể dùng các tấm không cháy để che chắn.
  • Trạng thái làm việc của thiết bị hàn phải đảm bảo sao cho nhiệt độ các phần của máy phát không quá 75oC , máy biến áp không quá 95oTrước khi khởi động máy biến áp hàn cần phải xem xét kỹ và làm sạch bụi bám, kiểm tra cách điện và tiếp đất vỏ máy, điều chỉnh máy biến áp và bộ nắn dòng cho đúng tần số.
  • Không dùng các mạch nối đất, các bộ phận của thiết bị điện, các đường ống kỹ thuật, kết cấu kim loại của nhà và của thiết bị công nghệ làm dây dẫn. có thể dùng vỏ xà lan, bể chứa, các kết cấu kim loại, các ống dẫn để làm dây dẫn về nếu chúng là đối tượng hàn.
  • Khi tiến hành hàn trong các khoang tàu thủy, các thùng chứa, thân lò hơi… phải sử dụng phương tiện bảo vệ cách điện (găng tay, ủng và thảm) và có sự theo dõi, giám sát của người thứ hai.
  • Khi tiến hành hàn điện trên cao hay trên gián giáo bằng gỗ phải có biện pháp phòng cháy và chữa cháy như phủ kín tấm kim loại, amiăng để ngăn hạt kim loại nóng đỏ tiếp xúc với những vật liệu dễ cháy…
  • Khi hàn các bình và thiết bị đã từng chứa các chất lỏng, chất khí cháy cần làm sạch để đảm bảo trong các binh và thiết bị này không còn hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ,
  • Khi hàn cắt không để các chất dễ bắt lửa như xăng, axeton, spirit trắng trong vòng bán kính dưới 5m so với vị trí để các chất dễ cháy nổ.
  • Khi kết thúc công việc, sau khi ngắt điện khỏi thiết bị điện hàn phải sắp xếp ngăn nắp chỗ làm việc, thu dọn dây, các dụng cụ bảo vệ và xếp đặt cẩn thận chúng vào vị trí riêng, phải tin chắc rằng sau khi làm việc không còn để lại các vật cháy âm ỉ như: giẻ, mảnh gỗ, vật liệu cách điện.

VIII. CÁCH THOÁT NẠN KHI CÓ CHÁY XẢY RA.

Khi có cháy xảy ra nhân viên bảo vệ phải giữ được bình tĩnh, nắm rõ sơ đồ thoát hiểm  và cửa thoát hiểm gần nhất để hướng dẫn cho CNV.

Dưới đây là một số cách thoát nạn thông dụng nhân viên bảo vệ phải biết để hướng dẫn CNV khi họ mắc kẹt trong đám cháy:

  1. Tìm các lối thoát nạn theo đèn chỉ dẫn “Lối ra” hoặc “Exit” hoặc nghe thông báo, hướng dẫn thoát nạn.
  2. Khi thoát nạn phải bò hoặc cúi lom khom sát đất để tránh bị ngạt khói.
  3. Di chuyển đến khu vực gần cửa sổ, bình tĩnh hướng dẫn những người khác làm theo.
  4. Nhanh chóng thoát ra cửa hoặc cầu thang thoát nạn, làm hiệu bằng cách kêu cứu hay dùng các tín hiệu như vẫy tay, dùng các tấm vải, quần áo, các vật có màu sắc để báo hiệu cho mọi người đến cứu giúp.
  5. Khi mở cửa phòng cần kiểm tra xem nhiệt độ có cao không, khhi mở cửa nên tránh sang một bên để phòng lửa tạt vào người.
  6. Dùng quần áo, vải vóc, chăn có chất liệu cotton nhúng nước choàng lên đầu, lên người khi thoát nạn.
  7. Không trốn trong những nơi kín như nhà tắm, tủ, giường.
  8. Khi chọn được vị trí an toàn hãy dùng các loại dây, rèm cửa, ga trải giường buộc chắc chắn và tụt xuống đất, không nhảy khi không có đệm, lưới cứu người ở bên dưới.
  9. Khi bị bắt lửa vào quần áo cần phải dừng di chuyển, nằm áp xuống sàn nhà hoặc áp mình vào tường, hai tay ôm đầu lăn tròn trên mặt sàn cho đến khi lửa tắt.
  10. BIỆN PHÁP SƠ CỨU KHI BỊ BỎNG.
  • Nhúng ngay lập tức phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh, sạch hoặc dội nước lạnh ít nhất 10 phút hoặc cho đến khi vết thương dịu đi.
  • Tháo, bỏ tất cả những gì có thể va chạm tới vết thương trong trường hợp bị sưng như như các vật dụng nhẫn, đồng hồ, thắt lưng, dày dép…
  • Băng vết thương lại bằng gạc khô vô trùng.
  • Chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.

———————————–

Phòng nghiệp vụ Cty Sepre

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *